Loading... Loading...
  QUẢNG CÁO  

Nội dung cần tìm:
Loại văn bản:
Nội dung cần tìm:
  Phần mềm hỗ trợ  


Phần mềm HTKK Thuế 2.5.2


Phần mềm đăng ký thuế cá nhân 2.3


Phần mềm giúp hiển thị website bằng tiếng Việt Unicode


Phần mềm giúp đọc file PDF

Home
Tin tức
Luật quốc tịch 2008

Luật Quốc tịch Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 13-11-2008 và đã được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 28-11-2008. Luật gồm sáu chương, với 44 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2009.


Theo quy định của Luật, quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề quốc tịch đối với một quốc gia, ngay sau khi tuyên bố độc lập, Nhà nước ta đã rất quan tâm tới việc ban hành pháp luật về quốc tịch Việt Nam, quy định ai là công dân Việt Nam. Ngày 20-10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh đầu tiên số 53/SL quy định một số vấn đề cơ bản nhất về quốc tịch Việt Nam.

Sau khi miền nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất về một Nhà nước, Quốc hội đã ban hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 và tiếp theo là Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998.

So với bối cảnh ban hành Luật năm 1998, thì hiện nay đất nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; uy tín và vị thế quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Vấn đề quốc tịch Việt Nam cũng cần có những đổi mới cho phù hợp.

Ðể đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta về đại đoàn kết toàn dân tộc, coi người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, do vậy Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư thông qua Luật Quốc tịch Việt Nam với nhiều nội dung mới quan trọng sau đây:

Thứ nhất là về nguyên tắc quốc tịch (Ðiều 4). Ðể bảo đảm tính xuyên suốt, truyền thống của nguyên tắc một quốc tịch, đồng thời được áp dụng một cách mềm dẻo hơn, khắc phục được mâu thuẫn trong Luật hiện hành, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn, Luật tiếp tục khẳng định nguyên tắc một quốc tịch, những trường hợp ngoại lệ có thể đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quy định cụ thể trong các điều luật.

Việc khẳng định một số ngoại lệ có thể có hai quốc tịch không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch mà chỉ là sửa đổi nguyên tắc này cho mềm dẻo hơn, phù hợp hơn so với Luật năm 1998. Những trường hợp ngoại lệ này là những trường hợp được Chủ tịch nước cho phép khi xin nhập quốc tịch Việt Nam (khoản 3 Ðiều 19), xin trở lại quốc tịch Việt Nam (khoản 5 Ðiều 23); trường hợp quốc tịch của trẻ em là con nuôi (Ðiều 37) và trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng vẫn mong muốn giữ quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Ðiều 13).

Ðiểm mới thứ hai là việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (Ðiều 13). So với Luật Quốc tịch 1998, Luật quy định rõ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn năm năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Ðiều 13).

Việc quy định phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là giải pháp cụ thể để trong một thời gian nhất định Nhà nước ta xác định được những ai trong số hơn ba triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Qua đó, xác định rõ ràng tình trạng quốc tịch của họ, tạo điều kiện để làm tốt công tác quản lý về quốc tịch, thực hiện nhiệm vụ bảo hộ công dân cũng như các chính sách ngày càng rộng mở của Ðảng và Nhà nước đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Luật cũng bổ sung quy định việc không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là căn cứ để xác định mất quốc tịch Việt Nam theo khoản 3 Ðiều 26.

Ðiểm mới thứ ba là giải quyết vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch đã cư trú ổn định tại Việt Nam. Luật quy định "Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ hai mươi năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định" (Ðiều 22). Ðây là quy định rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết cho một bộ phận những người đang thường trú ở Việt Nam, chưa có quốc tịch Việt Nam mong muốn được nhập quốc tịch Việt Nam theo một trình tự, thủ tục đơn giản, nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ đúng thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Ðiểm mới thứ tư là, bổ sung trình tự, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch (các Ðiều 21, 25, 29, 32 và 34) nhằm cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch hóa các trình tự, thủ tục này; quy định thời gian giải quyết hồ sơ ở từng công đoạn trong quy trình, tương ứng với trách nhiệm và tính chất công việc phải giải quyết của từng cơ quan, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết các việc về quốc tịch, tạo điều kiện cho người dân có cơ sở pháp lý yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các việc về quốc tịch.

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 là một đạo luật rất quan trọng, trực tiếp xác định ai là công dân Việt Nam, qua đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Luật có nhiều quy định mới, thông thoáng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, là một đóng góp quan trọng cho việc thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Ðảng và Nhà nước ta. 

  Mời bạn xem thêm
Những điểm mới về xử lý vi phạm pháp luật về thuế
(     Ngày 13-2, Chính phủ ra Nghị định số 13/2009/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NÐ-CP. )
Giới thiệu Luật giao thông đường bộ 2008
(Ngày 17-2, Bộ Giao thông vận tải tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng và giới thiệu )
Quy định mới về kinh doanh bán hàng miễn thuế
(Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 24/2009/QÐ-TTg ban hành Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế )
Nhà nước sẽ cho doanh nghiệp vay tiền trả lương
(Thủ tướng vừa ký quyết định về việc hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn, cũng như lao động mất việc do suy giảm kinh tế.  )
Người có khả năng đặc biệt được sở hữu nhà
(Đó là một trong những diện đối tượng được mở rộng về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam so với quy định hiện hành, theo dự thảo luật sửa đổi điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 Luật Đất đai mà Chính phủ trình sẽ trình ...)
Không thu lệ phí cấp C/O
(Thủ tướng vừa ra quyết định không thu lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu (C/O) kể từ 1/3 tới. )
Có thể mở cửa sớm một số lĩnh vực dịch vụ để thu hút FDI
(Mở cửa sớm hơn một số lĩnh vực dịch vụ là một trong những giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong hai năm 2009 và 2010, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1. )
Giãn hạn nộp thuế nhập khẩu cho nhiều loại mặt hàng
(Nhiều loại mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu. )
Gian dối trong phá sản có thể bị phạt tối đa 15 triệu VNĐ
(Đối với mỗi vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. )
Đã có thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn
(Tối 3/2, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2009/TT-NHNN, quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.   )
Trẻ 15 tuổi đánh cắp hai xe buýt
(Hơn nửa tháng qua, giới kinh doanh xe buýt tại TP.HCM xôn xao về vụ mất cắp ba chiếc xe buýt của hợp tác xã (HTX) xe buýt Quyết Thắng mà thủ phạm là đứa bé mới 15 tuổi. Đây là vụ trộm xe buýt đầu tiên tại TP.HCM. Hiện, ...)
Nhận tội thay sếp
(Sau khi ôtô tông chết người, tài xế đứng ra nhận tội. Nhưng thủ phạm đích thực lại là giám đốc mới có bằng lái khoảng 10 ngày. )
Tăng phí bảo hiểm xe cơ giới là sai luật
(Trước tình hình kinh tế khó khăn, mức phí bảo hiểm tăng đột ngột sẽ đẩy các doanh nghiệp đến thua lỗ. )
Chống bán phá giá: “Chúng tôi buộc phải làm”
(Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành rà soát chống bán phá giá đối với sản phẩm giày da của Việt Nam, và các doanh nghiệp xuất khẩu giày sẽ phải tiếp tục chịu mức áp thuế chống bán phá giá 10%. )
Dồn dập giảm lãi suất
(Thị trường lại vừa đón nhận thông tin về “đáy” lãi suất cho vay mới, trong một tuần dồn dập những thông tin điều chỉnh. )
Thay đổi kế hoạch 700 tỷ USD: Canh bạc lớn của Paulson
(Đột ngột thay đổi kế hoạch giải ngân 700 tỷ USD, có vẻ ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đang chơi một canh bạc lớn. )
Lần đầu tiên người Nhật ở Việt Nam kiện nhau ra toà
(  Dự án sân golf Minh Trí được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của giới doanh nghiệp Nhật đang đầu tư ngày càng nhiều vào khu vực Hà Nội. )
Obamarketing - tuyệt chiêu marketing thời khủng hoảng
(Nếu đặt câu hỏi, đâu là sản phẩm thành công nhất trên thị trường thế giới trong 3 năm qua, chắc giới marketing không ngần ngại bình bầu giải nhất cho iPod - sản phẩm gây sốt thị trường nước Mỹ và toàn thế giới trong thời gian cực ngắn. )
Hà Nội sẽ không công nhận quyền sử dụng đất đối với nhiều trường hợp
((ĐT) Bắt đầu từ tháng 11/2008, Hà Nội áp dụng quy định mới về việc công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động về sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn Thành phố ...)
Bổ sung quy trình chuyển đổi doanh nghiệp FDI
(Băn khoăn lớn nhất của Đoàn công tác Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi tiến hành rà soát, tổng hợp các văn bản pháp quy, nghiên cứu thực tế chuyển đổi doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thành công ty cổ phần, là làm sao ...)
  Hỗ trợ trực tuyến  
Hãy để luật sư giúp đỡ bạn
 
Hà nội

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Đất đai
* Tư vấn Dân sự

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Sở hữu trí tuệ

* Tư vấn Đất đai
* Dịch vụ công chứng
* Dịch vụ chuyển quyền SDĐ

* Tư vấn Sở hữu trí tuệ
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Dân sự

* Dịch vụ công chứng
* Tư vấn & Soạn thảo các loại HĐ
* Xây dựng quy chế cho DN

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn - Dịch vụ tài chính
* Tư vấn Sở hữu trí tuệ

TP.Hồ Chí Minh

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn - Dịch vụ tài chính

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn thủ tục hành chính
* Tư vấn các lĩnh vực khác


TÌNH TRẠNG WEBSITE

 

Bản Quyền (c) - 2009 thuộc về Công ty tư vấn Việt Quốc Luật

Văn phòng tại Hà Nội
Add: Phòng 1304 - toà nhà N06 - ngõ 49 - đường Trần Đăng Ninh - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà nội
Tel : (84-4).3 793 2578 - (84-4) 62813499
Fax : (84-4) 62813498
Email :
luatvietquoc@gmail.com  - Visultant@vietquocluat.com.vn

Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 283 788
Tel : (84-4).3 793 2578 - (84-4) 62813499
Fax : (84-4) 62813498
Email :
luatvietquoc@gmail.com  - Visultant@vietquocluat.com.vn

Giấy phép số 153/GP-TTĐT do Bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 30 tháng 9 năm 2008

văn bản pháp luật luật doanh nghiệp luật đất đai hệ thống pháp luật bộ luật dân sự 2015 bộ luật hình sự 2015 Thiết kế bởi Thiet ke web - VNT Tech. Group