Loading... Loading...
  QUẢNG CÁO  

Nội dung cần tìm:
Loại văn bản:
Nội dung cần tìm:
  Phần mềm hỗ trợ  


Phần mềm HTKK Thuế 2.5.2


Phần mềm đăng ký thuế cá nhân 2.3


Phần mềm giúp hiển thị website bằng tiếng Việt Unicode


Phần mềm giúp đọc file PDF

Home
Thủ tục hành chính
Thủ tục theo lĩnh vực
Lãnh sự Ngoại giao
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Thông thường, nếu bạn là người không có quốc tịch Việt Nam hoặc là người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài khi tiến hành những thủ tục hành chính tại Việt Nam như: đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam, xin nhận cha, mẹ, con, nhận nuôi con nuôi, đổi bằng lái xe do nước ngoài cấp, xin thẻ thường trú, thẻ tạm trú… cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thường yêu cầu bạn phải “Hợp pháp hóa lãnh sự” những giấy tờ có liên quan.


 
Viêt- Quốc Luật xin thông tin đến các bạn những qui định của pháp luật hiện hành về thủ tục này.
 
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên các giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp trước khi sử dụng tại Việt Nam. Việc chứng thực này do các cơ quan sau tiến hành:
  • Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (gọi tắt là Cục Lãnh sự);
  • Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Ngoại vụ);
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam (gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam) được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài.
 Có 2 loại hợp pháp hóa lãnh sự:
  • Hợp pháp hóa lãnh sự không bao hàm việc chứng thực nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu;
  •  Hợp pháp hóa lãnh sự bao hàm cả việc chứng thực về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.     
Về nguyên tắc, cơ quan nhà nước Việt Nam chỉ chấp nhận xem xét các giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác (Pháp lệnh lãnh sự năm 1990).
  • Khi đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự, các bạn cần lưu ý một số điểm sau (theo Thông tư số 01/1999/TT-NG của Bộ Ngoại giao):
- Giấy tờ, tài liệu phải được trình bày rõ ràng, không bị tẩy xóa, sửa chữa. Trường hợp giấy tờ, tài liệu đã bị tẩy xóa, sửa chữa thì chỗ bị tẩy xóa, sửa chữa phải được đính chính theo qui định của pháp luật nơi lập văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu có từ 02 tờ trở lên phải có dấu giáp lai giữa các tờ.
- Giấy tờ, tài liệu của nước ngoài trước khi đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ phải được chứng thực bởi cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài đó tại Việt Nam hoặc kiêm nhiệm tại Việt Nam;
- Giấy tờ, tài liệu của nước ngoài trước khi đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam phải được chứng thực bởi:
-         Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước sở tại nếu đó là giấy tờ, tài liệu của nước sở tại. Đối với các nước có chế độ liên bang thì tùy theo thực tiễn và pháp luật địa phương, Cục Lãnh sự sẽ hướng dẫn cụ thể đối với từng cơ quan đại diện Việt Nam về cơ quan có thẩm quyền chứng thực của nước ngoài đó.
-         Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước thứ ba tại nước sở tại hoặc kiêm nhiệm nếu là giấy tờ tài liệu của nước thứ ba đó.
 
  • Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:
 
o      Phiếu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự (theo mẫu);
o        Bản chính hoặc bản sao có chứng nhận sao y các giấy tờ, tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự, kèm theo bản dịch (nếu có). Trong một số trường hợp cần thiết, giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt hoặc một tiếng nước ngoài thông dụng khác mà viên chức có thẩm quyền của Việt Nam hiểu được (bản dịch đó phải được công chứng - công chứng ở đây được hiểu là việc cơ quan công chứng địa phương hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài chứng nhận chữ ký của người dịch theo qui định của pháp luật).
o        Một (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên (tức không cần chứng nhận sao y);
o        Một (01) bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hay giấy tờ có giá trị thay thế khác của đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu);
o        Việc hợp pháp hóa lãnh sự sẽ được thực hiện trong thời hạn từ một đến hai ngày làm việc kể từ ngày các bạn nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp giấy tờ, tài liệu cần hợp pháp hóa có số lượng nhiều hoặc có nội dung phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
 
Những trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:
 
- Giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của các nước đã ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế, trong đó có quy định về việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu của nhau;
- Giấy tờ, tài liệu do cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam cấp cho công dân nước đó để sử dụng tại Việt Nam, trên nguyên tắc có đi có lại;
- Giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia (sau đây gọi là các nước láng giềng) cấp cho công dân của họ thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam để sử dụng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi với công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với nước đó.
 
Những trường hợp bị từ chối hợp pháp hóa lãnh sự:
 
  • Nội dung của giấy tờ, tài liệu trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước Việt Nam;
  • Không xác định rõ mục đích của việc sử dụng giấy tờ, tài liệu;
  • Chữ ký, con dấu đề nghị được chứng thực không phải là chữ ký, con dấu gốc;
  • Ngoài ra, viên chức có thẩm quyền của Việt Nam cũng không được hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu liên quan đến bản thân mình, đến những người trong gia đình mình như: vợ-chồng, bố-mẹ (kể cả bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, bố mẹ nuôi), anh, chị, em ruột (kể cả anh chị em vợ-chồng, anh chị em nuôi), ông bà nội, ông bà ngoại, con (kể cả con nuôi, con dâu, con rể), cháu (gồm các con của con trai, con gái, con nuôi).

                                                                                                         VISUTANT .,JSC

  Mời bạn xem thêm
Thủ tục xác nhận không có quốc tịch Việt Nam
(       Thủ tục xác nhận không có quốc tịch Việt Nam cần có các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra Tiếng việt có công chứng. )
Thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam
(     Thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam đối với đương sự là Người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, gồm những giấy tờ sau: )
Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam.
(     Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam (Cả đối với trường hợp mất quốc tịch nước ngoài hay trường hợp đặc biệt xin giữ quốc tịch Việt Nam) được thực hiện như sau. )
Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch xác định lại dân tộc đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
(     Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch xác định lại dân tộc đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. )
Thủ tục phê duyệt khoản Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài mục đích làm từ thiện...
(      Thủ tục phê duyệt các khoản Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài dưới hình thức chuyên gia (kể cả chuyên gia tình nguyện) để thực hiện các mục đích nhân đạo, từ thiện: )
Thủ tục phê duyệt các khoản Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài dưới dạng tiền mặt.
(      Thủ tục phê duyệt các khoản Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài dưới dạng tiền mặt được Thủ tướng Chính phủ cũng như các Bộ ngành quy định và được thực hiện như sau: )
Phê duyệt các khoản Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
(         Phê duyệt các khoản Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài đối với khoản viên trợ phi dự án (viện trợ không thuộc chương trình, dự án, dưới dạng hiện vật, tiền mặt hoặc chuyên gia cho các mục đích nhân đạo tự thiện). )
Thủ tục xuất cảnh cho Cán Bộ đi Công tác nước ngoài.
(     Giải quyết thủ tục xuất cảnh cho Cán bộ - Công chức – viên chức đi công tác nước ngoài. )
  Hỗ trợ trực tuyến  
Hãy để luật sư giúp đỡ bạn
 
Hà nội

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Đất đai
* Tư vấn Dân sự

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Sở hữu trí tuệ

* Tư vấn Đất đai
* Dịch vụ công chứng
* Dịch vụ chuyển quyền SDĐ

* Tư vấn Sở hữu trí tuệ
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Dân sự

* Dịch vụ công chứng
* Tư vấn & Soạn thảo các loại HĐ
* Xây dựng quy chế cho DN

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn - Dịch vụ tài chính
* Tư vấn Sở hữu trí tuệ

TP.Hồ Chí Minh

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn - Dịch vụ tài chính

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn thủ tục hành chính
* Tư vấn các lĩnh vực khác


TÌNH TRẠNG WEBSITE

 

Bản Quyền (c) - 2009 thuộc về Công ty tư vấn Việt Quốc Luật

Văn phòng tại Hà Nội
Add: Phòng 1304 - toà nhà N06 - ngõ 49 - đường Trần Đăng Ninh - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà nội
Tel : (84-4).3 793 2578 - (84-4) 62813499
Fax : (84-4) 62813498
Email :
luatvietquoc@gmail.com  - Visultant@vietquocluat.com.vn

Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 283 788
Tel : (84-4).3 793 2578 - (84-4) 62813499
Fax : (84-4) 62813498
Email :
luatvietquoc@gmail.com  - Visultant@vietquocluat.com.vn

Giấy phép số 153/GP-TTĐT do Bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 30 tháng 9 năm 2008

văn bản pháp luật luật doanh nghiệp luật đất đai hệ thống pháp luật bộ luật dân sự 2015 bộ luật hình sự 2015 Thiết kế bởi Thiet ke web - VNT Tech. Group