Loading... Loading...
  QUẢNG CÁO  

Nội dung cần tìm:
Loại văn bản:
Nội dung cần tìm:
  Phần mềm hỗ trợ  


Phần mềm HTKK Thuế 2.5.2


Phần mềm đăng ký thuế cá nhân 2.3


Phần mềm giúp hiển thị website bằng tiếng Việt Unicode


Phần mềm giúp đọc file PDF

Home
Tin tức
Sở hữu trí tuệ
Hiểu về sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền

Sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền là “sở hữu trí tuệ” – liên quan đến các sản phẩm có nguồn gốc từ tinh thần sáng tạo.


 Sở hữu trí tuệ là sự tưởng tượng được đưa vào hiện thực. Một số người nhầm lẫn sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền. Mặc dù  có một số điểm tương đồng giữa các loại bảo hộ sở hữu trí tuệ nhưng chúng vẫn khác nhau và phục vụ cho các mục tiêu khác nhau.

1. Sáng chế

Bằng độc quyền sáng chế là độc quyền được cấp cho sáng chế của bạn, một sản phẩm hoặc quá trình  mà bạn cung cấp, hay nói chung là một cách mới để làm một cái gì đó, hoặc đưa ra một giải pháp kỹ thuật mới cho một vấn đề. Để  được cấp bằng độc quyền  sáng chế, phát minh của bạn phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam yêu cầu một phát minh đủ tư cách để bảo hộ dưới dạng cấp bằng phát minh sáng chế khi nó là lý thuyết, là bản chất sáng tạo và có thể là  ứng dụng công nghiệp. Một bằng sáng chế cung cấp sự bảo hộ phát minh cho chủ sở hữu bằng sáng chế. Thời gian bảo hộ cho 1 bằng độc quyền sáng chế ở Việt Nam là 20 năm (10 năm cho giải pháp hữu ích) kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Bảo hộ độc quyền sáng chế nghĩa là phát minh của bạn không được chế tạo, sử dụng, phân phối hoặc bán nếu không được sự đồng ý của bạn. Quyền độc quyền sáng chế thường được thi hành tại toà án, mà trong hầu hết các hệ thống, nắm thẩm quyền để chấm dứt xâm phạm độc quyền sáng chế.

Sau đó, bạn có quyền quyết định ai có thể hoặc không thể sử dụng phát minh đã được cấp bằng độc quyền sáng chế trong thời gian phát minh được bảo hộ. Bạn có thể cho phép hoặc cấp phép cho các bên sử dụng phát minh dựa theo các điều đã được thoả thuận giữa 2 bên. Bạn cũng có thể bán quyền phát minh cho người khác, người sau đó sẽ là chủ sở hữu mới của bằng độc quyền sáng chế. Khi bằng độc quyền sáng chế hết hiệu lực, sự bảo hộ kết thúc và một phát minh sẽ được công bố, nghĩa là chủ sở hữu không còn giữ độc quyền đối với phát minh sẵn  có cho những người khác khai thác thương mại.

2. Văn bằng chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá

Một bằng chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá cung cấp sự bảo hộ cho chủ sở hữu nhãn hiệu bằng cách đảm bảo độc quyền sử dụng nhãn hiệu để nhận biết hànghoá hoặc dịch vụ, hoặc uỷ quyền cho người trả tiền sử dụng. Thời hạn bảo hộ thay đổi, nhưng một chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá có thể  được thay mới không xác định trong giới hạn thời gian với điều kiện chi trả các chi phí phụ thêm. Bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá được thi hành tại toà án, mà trong hầu hết các hệ thống có thẩm quyền ngăn chặn sự xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá.

Phạm vi của nhãn hiệu hàng hoá rất rộng. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là một hoặc sự kết hợp các từ, chữ cái và các con số. Chúng có thể bao gồm các bản vẽ, biểu tượng, hình ảnh 3 chiều như hình dáng và bao gói của 1 hàng hoá, các  dấu hiệu nghe được như nhạc, giọng hát, mùi hương, màu sắc được sử dụng như là các đặc điểm phân biệt.

Ngoài nhãn hiệu hàng hoá, việc nhận dạng nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ còn do một số loại dấu hiệu khác. Các dấu hiệu tập thể do một hiệp hội hoặc tổ chức sở hữu mà các thành viên của nó sử dụng để nhận dạng chính chúng với mức độ chất lượng và các yêu cầu khác do hiệp hội hoặc tổ chức đặt ra. 

Các dấu hiệu chứng nhận này được đưa ra để tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu xác định. Chúng có thể được cấp cho bất cứ ai có thể chứng nhận rắng sản phẩm hoặc hệ thông liên quan đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu nhất định đã đặt ra. Chứng nhận và biểu tượng ISO 9001:2000, ISO 14001:2004, HACCP, và CE-Mark được dán hoặc in trên bao bì sản phẩm và/hoặc trên các sản phẩm có thể được coi là một kiểu nhãn hiệu hàng hoá.

3. Bản quyền

Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền được cấp cho người sáng tạo ra các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Các loại tác phẩm được bảo hộ bằng bản quyền tác giả theo luật Việt Nam, bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được bảo hộ bằng quyền tác giả bao gồm:

  • (a)  tác phẩm văn học, tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, khoá đào tạo và các tác phẩm khác biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ viết hoặc các đặc tính khác;
  • (b)  bài giảng, bài nói chuyện hoặc diễn văn
  • (c)  tác phẩm báo chí;
  • (d)  tác phẩm âm nhạc;
  • (đ)  tác phẩm sân khấu;
  • (e)  tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra bởi một quá trình tương tự điện ảnh ( sau đây gọi chung là các tác phẩm điện ảnh) ;
  • (g)  Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng ;
  • (h)  tác phẩm nhiếp ảnh;
  • (i)   tác phẩm kiến trúc;
  • (k)  bức phác hoạ, kế hoạch, bản đồ và các bản vẽ liên quan đến địa hình hoặc các tác phẩm khoa học ;
  • (l)   Văn hoá dân gian và các tác phẩm nghệ thuật dân gian ;
  • (m) Bộ chương trình và dữ liệu máy tính .

Bản quyền  bao gồm quyền lợi về tinh thần và kinh tế. Quyền lợi về tinh thần được hiểu là quyền của tác giả đặt tiêu đề cho tác phẩm của họ, gắn liền tên thật của họ hoặc  bút danh đựoc thừa nhận  khi tác phẩm của họ được xuất bản hoặc sử dụng, xuất bản các tác phẩm của họ, hoặc  uỷ quyền cho người khác xuất bản tác phẩm của họ,  bảo vệ  sự nguyên vẹn cho tác phẩm và  cấm người khác sửa chữa, thay đổi hoặc bóp méo tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, gây tổn hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền lợi kinh tế bao gồm quyền của tác giả được sáng tác các tác phẩm tiếp theo, trình diễn tác phẩm của họ trước công chúng, sao chép tác phẩm, phân phối hoặc nhập khẩu nguyên bản hoặc các bản sao tác phẩm, truyền thông tác phẩm của học tới công chúng bằng các phương tiện không dây và landline, mạng lưới thông tin điện tử hoặc các phương tiện kỹ thuật khác và phát hành nguyên bản hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh và các chương trình máy tính.  

Thời hạn của quyền tinh thần gần như không xác định. Thời hạn của quyền kinh tế cho hầu hết các đối tượng theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam từ 50 năm đến khi cả cuộc đời tác giả và 50 sau khi tác giả qua đời.

  Mời bạn xem thêm
Phương thức bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ
(Bạn có một ý tưởng kinh doanh tốt và bạn muốn biết làm thế nào để bảo vệ nó. Loại hình bảo hộ này có thể thực hiện tuỳ thuộc: )
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
(Kiểu dáng công nghiệp là những thứ tạo cho hàng hoá sự thu hút và hấp dẫn. khi một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, bạn (chủ sở hữu - người hoặc tổ chức đã đăng ký kiểu dáng-) )
Hiểu biết hạn chế về thương hiệu từ phía doanh nghiệp
(Khi Công ty Cà phê Trung Nguyên (TN) chúng tôi nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện đã có một công ty Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Trung Nguyên )
Bảo vệ nhãn hiệu để cạnh tranh và hội nhập
(Gần đây, báo chí thường xuyên đề cập đến vấn đề vi phạm quyền sở hữu thương hiệu (1), làm nhái nhãn hiệu hàng hoá )
Chính phủ tập trung tiền cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
(Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng cùng lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã có buổi đối thoại, trao đổi thẳng thắn với các nhà khoa học )
Các doanh nghiệp xin hỗ trợ theo Nghị định 119 sẽ ký hợp đồng với Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia
(Theo báo cáo của ông Phan Hồng Sơn - Giám đốc Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến )
Năng suất Chất lượng - Vấn đề cần tư duy
(Diễn đàn Năng suất Chất lượng lần thứ 13 được tổ chức trong hai ngày, 24 – 25 tháng 10 năm 2008 tại Khách sạn REX, thành phố Hồ Chí Minh một lần nữa sẽ mang thông điệp “sống còn” đến các tổ chức doanh nghiệp. Đó là thông điệp ...)
Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa
(        Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa. )
Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận nhãn nhiệu hàng hoá
(         Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa )
Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích
(      Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích. )
Thủ tục công bố chất lượng hàng hoá
(      Hình thức công bố chất lượng hàng hóa theo quyết định 2425/2000/QĐ-BKHCNMT ngày 12/12/2000 của Bộ khoa học công nghệ môi trường: )
Thủ tục về việc xin cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
(       Hồ sơ yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp )
Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
(         Thủ tục làm đơn đăng ký hộp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp như sau: )
  Hỗ trợ trực tuyến  
Hãy để luật sư giúp đỡ bạn
 
Hà nội

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Đất đai
* Tư vấn Dân sự

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Sở hữu trí tuệ

* Tư vấn Đất đai
* Dịch vụ công chứng
* Dịch vụ chuyển quyền SDĐ

* Tư vấn Sở hữu trí tuệ
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Dân sự

* Dịch vụ công chứng
* Tư vấn & Soạn thảo các loại HĐ
* Xây dựng quy chế cho DN

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn - Dịch vụ tài chính
* Tư vấn Sở hữu trí tuệ

TP.Hồ Chí Minh

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn - Dịch vụ tài chính

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn thủ tục hành chính
* Tư vấn các lĩnh vực khác


TÌNH TRẠNG WEBSITE

 

Bản Quyền (c) - 2009 thuộc về Công ty tư vấn Việt Quốc Luật

Văn phòng tại Hà Nội
Add: Phòng 1304 - toà nhà N06 - ngõ 49 - đường Trần Đăng Ninh - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà nội
Tel : (84-4).3 793 2578 - (84-4) 62813499
Fax : (84-4) 62813498
Email :
luatvietquoc@gmail.com  - Visultant@vietquocluat.com.vn

Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 283 788
Tel : (84-4).3 793 2578 - (84-4) 62813499
Fax : (84-4) 62813498
Email :
luatvietquoc@gmail.com  - Visultant@vietquocluat.com.vn

Giấy phép số 153/GP-TTĐT do Bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 30 tháng 9 năm 2008

văn bản pháp luật luật doanh nghiệp luật đất đai hệ thống pháp luật bộ luật dân sự 2015 bộ luật hình sự 2015 Thiết kế bởi Thiet ke web - VNT Tech. Group